Nội dung chính hàng đầu

8 cách hình thành thói quen tiết kiệm tiền hiệu quả

Ba dạy con trai cách tiết kiệm tiền
Bạn muốn quản lý chi tiêu cá nhân nhưng chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Thử ngay một trong những cách tiết kiệm tiền dưới đây để tối ưu hóa dòng tiền và hoạch định tài chính hiệu quả.

1. Để dành 20.000 đồng mỗi ngày


Bạn hãy đặt ra mục tiêu mỗi ngày tiết kiệm được 20.000 đồng trong vòng một năm. Cách tiết kiệm tiền này sẽ giúp bạn để dành được 7,3 triệu đồng sau một năm. Tương tự, bạn cũng có thể lên kế hoạch tiết kiệm tiền hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc thiết lập một khoản tự động chuyển sang tài khoản tiết kiệm ngay khi bạn nhận lương.

Nhận lương qua tài khoản ngân hàng giúp bạn giữ tiền an toàn cũng như dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến như mua hàng online, thanh toán hóa đơn tiện ích… Hơn nữa, bạn còn nhận được các ưu đãi về phí, giảm lãi suất vay khi sở hữu Gói Trả Lương qua HSBC.

Để biết mỗi tháng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và mất bao lâu để hoàn thành mục tiêu tài chính của mình, hãy tham khảo: Công cụ lập kế hoạch tiết kiệm

2. Tiết kiệm tiền mỗi ngày thêm 1.000 đồng

Tiết kiệm thêm 1.000 đồng mỗi ngày chính là một cách tiết kiệm tích tiểu thành đại vô cùng hiệu quả. Giả sử, bạn đang để dành 20.000 đồng mỗi ngày thì ngày hôm sau hãy dành ra 21.000 đồng, ngày tiếp theo là 22.000 đồng, ngày kế tiếp là 23.000 đồng và cứ như thế thêm 1.000 đồng tiết kiệm mỗi ngày như thế. Hãy kiên trì với khoản tiết kiệm nhỏ này, kết quả sau đó chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

Việc luyện tập thói quen tiết kiệm và trân trọng khoản tiền nhỏ mỗi ngày này sẽ đặc biệt hữu ích với những ai muốn học cách đầu tư tài chính để tạo nguồn thu nhập thụ động thông qua sức mạnh của lãi kép. Tận dụng sức mạnh của thời gian và việc tiết kiệm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo ra số tiền rất lớn trong dài hạn.

Nếu bạn muốn đầu tư, nhưng không có thời gian hay kinh nghiệm, bạn có thể tìm hiểu về quỹ mở – một hình thức mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đầu tư theo khẩu vị rủi ro của riêng bạn.

3. 1 tháng quản lý chi tiêu cá nhân

Mỗi tháng một lần, bạn hãy kiểm tra các giao dịch tài khoản của mình và liệt kê những khoản nào mà bạn có thể hạn chế chi tiêu, những khoản nào để tiết kiệm. Lặp lại thói quen này định kỳ hàng tháng để quản lý tài chính một cách hiệu quả.

Nếu bạn chưa quen với việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân và không biết phân bổ như thế nào hợp lý, bạn có thể tham khảo các quy tắc quản lý tài chính cá nhân phổ biến như quy tắc 50/30/20 – là chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 nhóm: nhu cầu thiết yếu (chiếm 50%), mong muốn, sở thích (30%) và đầu tư, tiết kiệm (20%). Hoặc bạn có thể phân bổ chi tiêu theo quy tắc 6 chiếc lọ. Cơ bản, quy tắc 6 chiếc lọ sẽ tương tự như quy tắc 50/30/20, nhưng sẽ chi tiết hơn.

Khi đã sở hữu một khoản tiết kiệm mà bạn có thể không cần đến trong tương lai, bạn nên gửi tiền vào ngân hàng có tài khoản tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt từ 1 tuần đến 36 tháng để sinh lời và dần xây dựng quỹ tư do tài chính cho tương lai.

Nếu bạn vẫn muốn lập ngân sách tốt hơn, hãy tham khảo bài viết "Các bước quản lý tài chính cá nhân"    

4. Để dành tiền trong vòng 12 tháng

Cách tiết kiệm tiền này dựa trên qui ước các tháng trong năm ứng với con số thứ tự, sau đó đem nhân với 100.000 đồng để thực hiện tiết kiệm theo số tiền đó. Ví dụ, tháng 1 (Số 1) sẽ là 100.000 đồng, tháng 2 (Số 2) là 200.000 đồng và tháng 3 (Số 3) là 300.000 đồng. Vậy thì sau 12 tháng, bạn sẽ tiết kiệm được số tiền là 7,8 triệu đồng.

5. Nâng cao sức khỏe thể chất từ việc tiết kiệm tiền

Một tổ chức có tên là HealthyWage, thành lập tại Mỹ đã thành công trong việc phát triển các chương trình giảm cân cho người dùng dựa trên động lực tài chính - nghĩa là chương trình gắn liền với các mục tiêu giảm cân trong thời gian cụ thể, phối hợp các tác động giảm cân và động lực khen thưởng. Kết quả là các chương trình ¨Thử thách giảm cân tăng thu nhập¨ thu hút đông đảo số lượng người tham gia và giúp gần nửa triệu người đạt được mục tiêu giảm cân.

Cách đặt cược vào việc giảm cân này mang lại nhiều lợi ích to lớn, tại sao bạn không thử kết hợp tiết kiệm tiền cùng với việc nâng cao sức khỏe thể chất? Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy đặt ra phần thưởng cụ thể khi hoàn thành mục tiêu chẳng hạn như bạn sẽ tiết kiệm được 100.000 đồng nếu giảm được 1 ký bằng việc luyện tập thể thao hoặc thực hiện chế độ ăn hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định.

Tương tự như vậy, thử thách của bạn là bỏ hút thuốc thì bạn có thể tiết kiệm được số tiền mà bạn chi cho thuốc lá. Bạn thấy đấy, ngoài việc có được sức khỏe tốt hơn, chúng ta cũng xây dựng được ý thức trách nhiệm, hiểu và quản lý các trở ngại cá nhân, kích hoạt động lực mạnh mẽ để không những đạt được mục tiêu mà còn hoạch định tài chính một cách chặt chẽ và lành mạnh.

6. Từ bỏ các thói quen xấu

Với cách tiết kiệm tiền này, hãy cố gắng loại bỏ những thói quen chi tiêu xấu của bạn. Đó có thể bao gồm cà phê hàng ngày hoặc đặt thức ăn. Bạn có thể quy định thời gian cắt giảm chúng trong một tháng hoặc lâu hơn, hay thậm chí cai chúng hoàn toàn. Đây là một cách tiết kiệm tiền thông minh, không chỉ giúp bạn chi tiêu cẩn thận hơn mà còn tiết kiệm được rất nhiều tiền.

7. Mặc quần áo 30 lần

Chỉ cần bạn duy trì được thói quen mặc quần áo ít nhất 30 lần, chắc chắn cách tiết kiệm này sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Đây là cách tiết kiệm tiền khuyến khích bạn suy nghĩ thật kỹ về việc sử dụng một thứ gì đó trước khi quyết định mua nó. Đây được gọi là mua sắm có chủ đích.

Tập thói quen này có thể giảm thiểu chất thải, góp phần bảo vệ môi trường và giúp bạn tiết kiệm tiền nhiều hơn. Một thử thách phụ đi kèm đó là bạn hãy thỏa sức sáng tạo (vẽ, cắt may, kết hợp phụ kiện…) cho các phục trang tưởng chừng như đã cũ để vừa có thể tái sử dụng, mặc được nhiều lần hơn, vừa tiết kiệm tiền thay vì mua mới. Chỉ cần một chút sáng tạo, sự thay đổi được tạo sẽ khiến bạn bất ngờ.

8. So sánh giá cả

Dù khi mua sắm hay sử dụng các dịch vụ của ngân hàng – bằng cách so sánh giá cả của hàng hóa dịch vụ, bạn có thể tiết kiệm tiền một cách đáng kể.

Trước khi đi siêu thị, bạn hãy lập một danh sách mua sắm và cam kết tập trung mua những thứ cần thiết với số lượng vừa đủ. Việc này vừa giúp bạn tiết kiệm tiền, vừa bảo vệ môi trường.

Bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian đi đến cửa hàng, tránh mất cắp bằng cách sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến. Đây là cách giúp bạn tận dụng các khoản giảm giá khi mua số lượng lớn mà không lo làm thế nào để mang chúng về nhà.

Ngoài ra, các thiết bị sử dụng điện được đánh giá xếp hạng hiệu suất tốt hơn cũng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền điện về lâu dài, vì vậy hãy tạo thói quen kiểm tra nhãn năng lượng của chúng.

Bên cạnh đó tại HSBC, bạn có thể quản lý các giao dịch thanh toán của mình một cách dễ dàng thông qua ứng dụng HSBC Mobile Banking hoặc Ngân hàng trực tuyến HSBC. Hơn nữa, bạn còn nhận được các ưu đãi hoàn tiền, đổi quà tặng e-voucher hoặc ưu đãi dặm bay giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Xem ngay các loại thẻ tín dụng của chúng tôi và đăng ký thẻ tín dụng phù hợp với bạn!

Hãy bắt tay vào việc tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ và biến đây trở thành năm của những thay đổi tích cực giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả và tự hào về những thành quả mà bản thân đã đạt được.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu các loại thẻ tín dụng cashback và cách tối đa ưu đãi hoàn tiền của thẻ.
Với các dịch vụ hỗ trợ hoạch định tài chính của chúng tôi, bắt đầu xây dựng tương lai mà Quý khách hằng mơ ước.
Tăng trưởng tài sản của Quý khách với các loại Quỹ Mở được quản lý chuyên nghiệp.